Tiết Bạch Lộ là gì? Cần chú ý điều gì để khỏe mạnh và đón may?

Tiết Bạch Lộ là gì? Rơi vào thời điểm nào trong năm? Đặc điểm và ảnh hưởng của tiết Bạch Lộ ra sao? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho các vấn đề này trong bài viết dưới đây của Phong Thuỷ Tử Vi.

1. Tiết Bạch Lộ là gì?

 
Bạch Lộ là tiết khí thứ 15 trong 24 tiết khí trong năm theo lịch tiết khí của một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
 
Đây là một trong 7 tiết khí liên quan đến mưa, nước gồm Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết. 
 
Nhiều tài liệu ghi chép rằng, tiết Bạch Lộ nghĩa là nắng nhạt. Tuy nhiên, tra cứu nguyên gốc theo chiết tự chữ Hán thì “bạch” nghĩa là sắc trắng, “lộ” nghĩa là sương mù, những hạt móc, hơi nước mong manh tạo thành.
 
Và vì thế nên tiết Bạch Lộ phải hiểu là thời điểm bắt đầu xuất hiện sương mù, những hạt mưa móc ban đêm và buổi sáng sớm mới chính xác.
 
Tiết này cũng là thời điểm độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn nhất trong năm, mọi người có thể cảm nhận rõ ràng sự biến hóa của thời tiết. Đây cũng là hiện tượng báo hiệu đã sắp đến đêm Rằm Trung thu trăng sáng.
 

2. Tiết Bạch Lộ rơi vào thời điểm nào?

 
Theo Lịch vạn niên, tiết Bạch Lộ bắt đầu từ ngày 7-8/9 và kết thúc vào ngày 23/9 dương lịch hàng năm, tức là khoảng tháng 8 âm lịch.
 
Ngày đầu tiên diễn ra tiết khí này được gọi là ngày Bạch Lộ. Trong ngày này, Mặt trời ở vị trí xích kinh 165 độ. Trong thực tế, vị trí của Mặt trời khi này đã dần tiến về phía Xích đạo, cách khu vực bán cầu Bắc một khoảng khá khá. 
 
Lúc này cả hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được lượng nhiệt độ và ánh sáng tương đương nhau, nên thời tiết ở cả hai nửa cầu đều không quá nóng, hay quá lạnh.

Tiết Bạch Lộ là gì?
 

3. Đặc điểm thời tiết trong tiết khí Bạch Lộ

 

– Đặc trưng thời tiết:

 
Bạch Lộ là thời điểm có độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn nhất trong năm, mọi người có thể cảm nhận rõ ràng sự biến hóa của thời tiết. 
 
Bước vào tiết Bạch Lộ, trời đất bắt đầu xuất hiện sương mù, những hạt hơi nước, những hạt móc ngưng tụ vào ban đêm và sáng sớm. 
 
Sáng và đêm nhiệt độ giảm nhanh khiến hơi nước ngưng tụ kết thành sương đọng trên cỏ cây, nhà cửa. Còn ban ngày vẫn có nắng nóng, thời tiết ấm áp. 
 
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sương mù này là do hoạt động quay quanh Mặt trời của Trái đất dẫn đến sự thay đổi vị trí của Mặt trời đối với Trái đất. 
 
Nửa cầu Bắc trong thời điểm tiết Bạch Lộ không còn ngả về phía Mặt trời nhiều như trước nữa, lượng nhiệt độ và ánh sáng bức xạ giảm, thời gian chiếu sáng cũng giảm. 
 
Trong thời điểm này, hoạt động mạnh dần của khối không khí lục địa từ cao áp Xibia mang theo những cơn gió lạnh và khô. Bề mặt trái đất tại khu vực nửa cầu Bắc trải qua một mùa hạ mưa nhiều được tích một lượng độ ẩm cao, nay độ ẩm môi trường giảm, cùng các đợt gió khô nên tình trạng bốc hơi nước từ các loài thực vật, bề mặt đất, bề mặt sống suối tăng cao (để cân bằng độ ẩm với khối không khí khô).
 
Chính vì lẽ đó ta thấy xuất hiện sương mù bao phủ, hơi nước, hạt móc ngưng tụ vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm.
 
Sau tiết Bạch Lộ, nhiệt độ không khí sẽ còn giảm xuống nhiều hơn nữa, cuộc sống con người có sự thay đổi, giờ giấc làm việc thường muộn hơn thời điểm mùa hạ. Vì lượng sương mù bao phủ nên gây khó khăn cho việc giao thông, nhất là khu vực miền núi. 
 

– Hoạt động sinh giới:

 
Thời gian tiết Bạch Lộ diễn ra thì có nhiều loài thực vật, tìm cách giảm hẳn lượng thoát hơi nước bằng cách trút những lớp lá vàng, để lại những cành cây khẳng khiu, xù xì, sần sùi. 
 
Cũng trong thời điểm này nhiều ao hồ, giếng giảm hẳn mực nước, ở một số vùng núi cao bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu nước. Chính những thay đổi này tác động không nhỏ tới các loài động vật.
 
Để tìm kiếm nguồn nước và thức ăn (khi nguồn nước giảm, cây cối trụi lá) nhiều loài di cư xuống khu vực cận xích đạo và phía Nam để tìm kiếm nguồn nước và nguồn thức ăn mới. Một số loài động vật trú đông trong các hang sâu, bùn đất, ống cây, hốc đá…
 
Các loài động vật như hươu, nai kết thúc cuộc giao tranh vì tình cảm, chúng giao phối, chuẩn bị cho cuộc sinh sản vào năm sau. Sau cuộc ác chiến và hoàn thành công việc duy trì nòi giống, bộ sừng đẹp đẽ, sắc ngọn của chúng sẽ tự rụng xuống, sang mùa xuân chúng sẽ mọc lên một bộ sừng mới từ tiết Kinh trập (bộ sừng mới này mới đầu có đặc điểm mềm, non, là một thực phẩm chức năng bổ dưỡng mà người ta còn gọi là nhung hươu).

Tiết Bạch Lộ
 

4. Ý nghĩa phong thủy, ngũ hành của tiết khí Bạch Lộ

 

– Quẻ dịch:

 
Đứng về góc độ năng lượng, lý khí, ngũ hành, âm dương từ sau tiết Bạch Lộ diễn ra cũng có sự thay đổi rất nhiều. 
 
Sau tiết Bạch Lộ là tháng 8 âm lịch. Tháng 8 âm lịch ứng với quẻ Phong địa Quán. Quẻ này có hai hào dương ở trên, bốn hào âm ở dưới. 
 
Hào dương tượng trưng cho quân tử, các bậc lão thành, hào âm tượng trưng cho tầng lớp thấp, người trẻ tuổi. Người trên nêu gương mẫu mực cho kẻ dưới noi theo là một điều tốt. 
 
Hơn nữa, quẻ thượng là Phong (gió), quẻ hạ là Địa (đất), gió thổi trên mặt đất tượng của đạo đức, lẽ phải, mẫu mực nghĩa nhân được lan truyền mọi nơi. Quẻ này là một quẻ cát lợi. 
 
Tuy nhiên, khí âm rất thịnh nên sau tiết Bạch Lộ nhiều người cần đề phòng bệnh tật, các chứng cảm nhiễm, phong hàn…. 
 

– Tử vi:

 
Tiết Bạch Lộ rơi vào tháng 8 âm lịch là tháng Dậu – tháng mùa thu có khí Kim cực vượng nên những người sinh tháng này được trời phú cho khí chất cứng cỏi, kiên cường, quả quyết, dứt khoát, tín nghĩa, thông minh, đoan chính… nhiều người có dung mạo tú lệ, khôi vỹ, tuấn tú.
 
Đối với những người có đặc điểm mệnh lý khuyết Kim khí cần có Kim bổ trợ để cân bằng ngũ hành trong tứ trụ thì đây là khoảng thời gian vượng vận. Nhờ được bổ Kim nên họ sẽ ổn định về sức khỏe, vững vàng về tâm lý, trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, hành động quyết đoán, sự nghiệp thuận lợi, công danh tài lộc đều có thu hoạch tốt. 
 
Tuy nhiên với những người kỵ thần là Kim (hoặc dụng thần Mộc) thì họ thường cảm giác uể oải, mệt mỏi dẫn đến tư duy không sáng suốt, đầu óc thiếu tập trung trong tiết Bạch Lộ. Người này cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp, khớp xương, tâm lý của họ cảm thấy cô độc, không hợp người thân, công việc bế tắc, tài vận trì trệ.
 

5. Xem tử vi luận hung – cát trong tiết Bạch Lộ

 
Xem tử vi luận cát hung tiết Bạch Lộ thấy rằng, tiết Bạch Lộ có Kim vượng, Thủy kém, Thổ yếu, Hỏa Mộc cực yếu. 
 
Nếu như bản mệnh có dụng thần là Kim, Thủy, Thổ thì sẽ có vận may trong vòng 15 ngày Bạch Lộ do ngũ hành tương sinh, tương hợp (Kim – Kim tương hợp, Kim sinh Thủy, Thổ sinh Kim). 
 
Nếu dụng thần là Hỏa, Mộc thì trong tiết khí này sẽ gặp nhiều rắc rối, không thuận lợi, vận trình sa sút do ngũ hành tương khắc (Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc). Những người chưa biết hỉ dụng thần bát tự của mình nên đi xem lá số tử vi để nắm được.
 
Cụ thể, các trường hợp có vận thế tốt trong tiết Bạch Lộ bao gồm:
 
– Bát tự ngày sinh là Giáp Mộc, Ất Mộc trong bát tự lại có Giáp, Ất, Dần, Mão, Nhâm, Quý, Hợi, Tý Thủy vượng.
 
– Bát tự ngày sinh là Bính Hỏa, Đinh Hỏa bên trong bát tự lại có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ, Giáp, Ất, Dần, Mão Mộc vượng.
 
–  Bát tự ngày sinh là Mậu Thổ, Kỷ Thổ bên trong bát tự lại có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ.
 
– Bát tự ngày sinh là Canh Kim, Tân Kim mà bên trong bát tự lại có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ, Giáp, Ất, Dần, Mão, Nhâm, Quý, Hợi, Tý.
 
– Bát tự ngày sinh là Nhâm Thủy, Quý Thủy bên trong bát tự lại có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ, Giáp, Ất, Dần, Mão.
 
Ngược lại, các trường hợp dễ gặp nhiều xui xẻo trong tiết Bạch Lộ, cần hết sức đề phòng gồm:
 
– Bát tự ngày sinh là Giáp Mộc, Ất Mộc nhưng trong bát tự lại có Canh, Tân, Thân, Dậu Kim, Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thổ, Bính, Đinh, Tị, Ngọ Hỏa.
 
– Bát tự ngày sinh là Bính Hỏa, Đinh Hỏa bên trong bát tự lại có Nhâm, Quý, Hợi, Tý Thủy, Canh, Tân, Thân, Dậu Kim, Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thổ.
 
– Bát tự ngày sinh là Mậu Thổ, Kỷ Thổ bên trong bát tự lại có Giáp, Ất, Dần, Mão Mộc, Nhâm, Quý, Hợi, Tý Thủy, Canh, Tân, Thân, Dậu Kim.
 
– Bát tự ngày sinh là Canh Kim, Tân Kim bên trong bát tự lại có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thổ, Canh, Tân, Thân, Dậu Kim.
 
– Bát tự ngày sinh là Nhâm Thủy, Quý Thủy bên trong bát tự lại có Nhâm, Quý, Hợi, Tý Thủy, Canh, Tân, Thân, Dậu Kim.

Ảnh hưởng của tiết Bạch Lộ
 Tiết Bạch Lộ là gì, tác động tới con người như thế nào?

6. Ảnh hưởng của tiết khí Bạch Lộ tới sức khỏe con người

 
Tiết Bạch Lộ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Không nên phơi quần áo ngoài trời ban đêm, vì ban đêm có sương mù khiến quần áo ẩm ướt, dễ có mùi hôi. 
 
Quần áo cần được phơi trời nắng, trước bức xạ Mặt trời thì có thể tiêu diệt vi khuẩn, giải phóng các chất bị bột giặt, quần áo có mùi thơm hơn. Khi phơi sương ban đêm trong thời gian tiết Bạch Lộ thì khi sử dụng có thể bị kích ứng da, vì hợp chất bột giặt không được phân giải hết. 
 
Đặc biệt, trong tiết Bạch Lộ cần giữ gìn sức khỏe, tránh đi đêm, dễ nhiễm sương lạnh mà mắc bệnh, nên mặc ấm, hạn chế tắm nước lạnh, sử dụng thực phẩm giàu chất béo và vitamin để tăng cường kháng bệnh, chịu lạnh. 
 
Một số thực phẩm tốt cho hô hấp như mật ong, ô mai, gừng, ớt cũng nên trở thành sự lựa chọn của nhiều người trong tiết này.
 

7. Phong tục dân gian gắn với Bạch Lộ

 
Bạch Lộ hay những tiết khí khác đều có những phong tục tập quán hay những truyền miệng dân gian về dinh dưỡng, dưỡng sinh để có cơ thể khỏe mạnh. Từ đó có thể thấy được trí tuệ của người xưa với sức quan sát và sự thuận theo biến hóa vật hậu học.
 
– Xử Thử thập bát bồn, Bạch Lộ vật lộ thân: 
 
Câu này với ý nghĩa vào trước và sau tiết Xử Thử còn nóng 18 ngày, mỗi ngày phải tắm gội, giội nước cho mát, nhưng vừa đến tiết Bạch Lộ thì phải giữ ấm cho cơ thể, tránh để nhiễm lạnh.
 
– Mười lăm tháng tám nhạn môn khai mở, chim nhạn đỉnh đầu mang sương đến: 
 
15 tháng 8 âm lịch, đến tiết sau Bạch Lộ, sẽ xuất hiện cảnh tượng hồng nhạn bay về phía Nam, thời tiết trở nên lạnh mát, giống như đàn chim nhạn đã mang sương lạnh từ phương Bắc đến phương Nam.
 
– Bạch Lộ bạch mê mẩn, Thu Phân bông lúa no đủ: 
 
Ý nói sương sớm vào trước và sau tiết Bạch Lộ đọng nhiều sẽ giúp lúa mùa dễ thu hoạch.
 
– Trước Bạch Lộ là mưa, sau Bạch Lộ là quỷ: 
 
Trước tiết Bạch Lộ mà đổ mưa thì sẽ mang lại lượng nước quý giá cho cây trồng. Tại vùng Hoa Tây ở Trung Quốc, sau tiết Bạch Lộ thường xuất hiện trận mưa dầm rả rích được gọi là mưa dài mùa thu, không có ba ngày trời trong xanh khiến người người sầu khổ. 
 
Bởi vì mưa dài mùa thu mang đến nhiệt độ thấp không có lợi với việc thu hoạch lúa, ngô, khoai lang, bông, cũng gây bất lợi cho việc gieo hạt lúa và trồng cây con, cũng sẽ khiến các loại củ quả mới thu hoạch dễ nảy mầm, thối rữa.

TIết khí Bạch Lộ có đặc điểm gì?
 

8. Phương pháp dưỡng sinh trong tiết Bạch Lộ

 
– Điều chỉnh tâm tình:
 
Tâm tình đối với con người đặc biệt quan trọng, vì lẽ đó mà tiết Bạch Lộ là thời điểm tu tâm dưỡng tính cực kì thuận lợi. 
 
Nhà Phật cho rằng, dưỡng sinh trong tiết Bạch Lộ chính là nuôi dưỡng tinh thần, từ đó cải thiện sức khỏe. Mùa thu thường khiến tâm trạng người ta buồn rầu nhưng đây cũng là mùa thu hoạch, cảnh sắc lãng mạn khi tới mùa thay lá trong sắc thu vàng, cần hướng tới thưởng thức phong vị mùa thu hơn là suy nghĩ. 
 
Đông tàng thì tâm tính ôn hòa, thu lại thần khí nên duy trì thái độ tích cực chính là cơ sở để chiến thắng tâm lý bi quan. Đồng thời, vấn đề ẩm thực, rèn luyện cần chú trọng hơn thì hiệu quả dưỡng sinh sẽ càng cao.
 
– Rèn luyện thân thể, đón ánh mặt trời:
 
Trong những ngày thu của tiết Bạch Lộ, hãy tích cực cho ánh sáng tự nhiên chiếu rọi vào nhà, có thể tăng cường tinh thần tích cực, tiễu trừ cảm giác hậm hực, ngột ngạt, u buồn.
 
– Bổ sung thực phẩm ấm nóng:
 
Khi tâm tình buồn lo hãy nhấp chút cà phê hoặc trà nóng, ăn chuối tiêu, bạc hà để hưng phấn hệ thần kinh, xua tan cảm giác đau lòng. 
 
Mùa thu cũng là thời điểm âm thịnh dương suy, cơ thể cần được cung cấp chất dinh dưỡng từ các loại thịt, đậu. Đồ ngọt cũng có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu, kích thích sức sống, giảm bớt u buồn. Ngoài ra, vitamin B cũng có thể điều tiết tinh thần. 
 
– Vận động nhiều, tận hưởng không khí:
 
Thường xuyên ra ngoài tận hưởng không khí trong lành, thoáng đãng cũng là cách dưỡng sinh phù hợp trong tiết Bạch Lộ. 
 
Các hoạt động như tản bộ, chạy bộ, chơi thể thao, tập thể dục… không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp tinh thần phấn chấn, sung mãn, giải phóng năng lương, thả lỏng tâm tình.
 
– Nghe nhạc thiền, nhạc nhẹ:
 
Nghe các bản nhạc thiền hoặc nhạc du dương có tác dụng an tâm tĩnh thần, hun đúc tình cảm tích cực trong con người. 
 
Ở thời điểm buồn bực, hãy thả lỏng và nghe một khúc nhạc, tự nhiên bao nhiêu tiêu cực sẽ bay đi hết, tâm hồn lắng lại, bình an hơn. Đây cũng là một cách dưỡng sinh trong tiết Bạch Lộ rất tốt.
 
– Chú ý dinh dưỡng, phòng táo khí:
 
Dựa theo góc độ dưỡng sinh trong tiết Bạch Lộ, qua tiết Bạch Lộ thì táo khí sẽ dần dần thịnh lên, táo dễ tổn thương phổi, lúc này nên ăn nhiều thức ăn tư âm nhuận phế, như lê, nhãn, hoa bách hợp, mía ngọt, khoai sọ, củ cải trắng, nấm tuyết… 
 
Ngoài ra, vào tiết Bạch Lộ cũng thích hợp ăn cháo, nấu cháo gạo hay nếp… với các nguyên liệu có thể kiện tỳ vị, bổ trung khí, phòng thu táo. 
 
Các món như hạt sen hầm với hoa bách hợp, súp nấm tuyết cẩu kỷ hạt sen táo tàu, cháo củ ấu với nhân ý dĩ…, đều rất thích hợp.
 

9. Khai vận cho 12 con giáp tiết Bạch Lộ

Khi chuyển sang tiết khí mới, vận khí của 12 con giáp cũng chịu sự tác động nhất định, có thăng có trầm, cần chủ động lưu ý để đón lành tránh dữ. Dưới đây là cách khai vận cho 12 con giáp tiết Bạch Lộ để vận khí hanh thông, đón nhiều điều cát lành.

Tuổi Tý
Nên: Xuất hành, cầu tài, cưới hỏi, khai trương, an táng.
Kị: Sửa chữa, động thổ.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Hắc diệu thạch.
 
Tuổi Sửu
Nên: Khai trương, nhập trạch, sửa chữa, chuyển nhà, xây sửa bếp, gặp gỡ khách hàng, xuất hành, cưới hỏi, an táng, hàng tang.
Kị: Đào giếng, đắp đê, xây sửa mộ phần.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Đá mắt mèo.
 
Tuổi Dần
 
Nên: Trong tiết Bạch Lộ, tuổi Dần nên cưới hỏi, nhập trạch.
Kị: Tế tự, cầu phúc, xuất hành, cầu tài, đi tàu thuyền, sửa chữa, an táng, kiện tụng.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Biểu tượng hoa bách hợp.
 
Tuổi Mão
 
Nên: Cưới hỏi, nhập trạch, an táng.
Kị: Tế tự, cầu phúc, xuất hành, cầu tài, đi tàu thuyền, sửa chữa, xuất quân.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Ngọc hồng lựu
 
Tuổi Thìn
 
Nên: Cầu phúc, tế tự, sửa chữa, cầu tự, xây sửa bếp, gặp gỡ khách hàng, xuất hành, cầu tài, cưới hỏi, di cữu, an táng.
Kị: Xây cầu đường, đào giếng.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Thạch anh trắng. 
 
Tuổi Tỵ
 
Nên: Gặp quý nhân, cầu tài, cưới hỏi, khai trương, nhập trạch, an táng, cầu phúc, di cữu.
Kị: Xuất hành, sửa chữa, xuất quân.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Uống bạch lộ trà.
 
Tuổi Ngọ
 
Nên: Cầu phúc, cưới hỏi, sửa chữa, nhập trạch, kê giường, cầu tự, an táng.
Kị: Dựng xà nhà, đổ mái, nhập liệm, xuất hành, cầu tài.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Thạch anh hồng.
 
Tuổi Mùi
 
Nên: Khai trương, nhập trạch, kê giường, xây bếp, gặp gỡ khách hàng, tế tự, cầu phúc, cưới hỏi, an táng, cầu tự, giao dịch.
Kị: Xuất hành, cầu tài.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Đá vũ hoa.
 
Tuổi Thân
 
Nên: Cưới hỏi, khai trương, nhập trạch, an táng.
Kị: Đóng tàu, tế lễ, cầu phúc, cầu tự, xuất hành, cầu tài, sửa chữa, kiện tụng.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Phù bình an.
 
Tuổi Dậu
 
Nên: Tế lễ, cầu tự, cưới hỏi, sửa chữa, nhập trạch, an táng, xuất hành, cầu tài, gặp gỡ quý nhân, khai trương.
Kị: Cầu phúc.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Biểu tượng phong thủy chiêu tài.
 
Tuổi Tuất
 
Nên: Cưới hỏi, nhập trạch, kê giường, an táng.
Kị: Tế lễ, cầu phúc, sửa chữa, động thổ.
Vật phẩm phong thủy khai vận: Biểu tượng tỳ hưu.
 
Tuổi Hợi
 
Nên: Tế lễ, cầu phúc, sửa chữa, xây sửa bếp, cưới hỏi, khai trương, an táng, cầu tự, nhập trạch, gặp gỡ khách hàng.
Kị: Đóng tàu, đi tàu thuyền, xuất hành, cầu tài. 
Vật phẩm phong thủy khai vận : Tiền xu cổ (rỗng ở giữa theo hình vuông).

Trên đây Phong Thuỷ Tử Vi đã chia sẻ toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc Tiết Bạch Lộ là gì, rơi vào thời điểm nào trong năm, cần chú ý những vấn đề gì. Hy vọng chúng hữu ích với bạn!

  

Xem thêm thông tin về các tiết khí khác: