Phong thủy và trường khí cơ thể có tác động thế nào?

Trong 3 yếu tố: thiên – địa – nhân thì “nhân” được coi là trung tâm, tức lấy con người làm chủ thể của vũ trụ. Phong thủy học là bộ môn dùng để tính toán, đo lường mức độ ảnh hưởng của 2 yếu tố “thiên” (đại biểu là gió), “địa” (đại biểu là đất) tác động vào con người và cách ứng xử của con người với chúng. Nói theo ngôn ngữ của thế kỷ 21, thì đó là bộ môn “hoàn cảnh học” và “môi trường học”.

 

Phong thủy học quan niệm, các nhân tố xung quanh tác động vào chúng ta trên mọi phương diện sinh lý, tâm lý, trường khí cơ thể.  

Ngoài ra, hoàn cảnh xung quanh sẽ tác động đến tâm lý chúng ta. Khi bước chân lên cầu thang, chúng ta sẽ cảm thấy thuận chân hơn khi bước chân phải. Nếu là chân trái gây tâm lý không thoải mái (trừ một số người thuận chân trái). Từ đó sẽ tạo ảnh hưởng đến các hành vi của mỗi người. Hoặc khi mỗi ngày bước ra khỏi cửa, ngay lập tức chúng ta nhìn thấy cột điện có hình nhọn sắc, lâu dần nó tạo ra các phản ứng tâm lý tùy theo mỗi người. Có người thì sợ hãi, có người thì cáu kỉnh từ đó hành vi cũng trở nên bất thường.
 
Riêng về vấn đề tác động đến khí trường nhân thể, thì còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, cũng khó phủ nhận vấn đề này, vì trong thực tiễn: khí công, yoga, châm cứu… đều là có thật.

Theo phong thủy học, mỗi người sinh ra đều hấp thụ và có trường khí chất. Khi cư trú vào vùng khí trường tự nhiên sẽ có sự tác động qua lại mà mắt thường nhìn thấy được. Nếu thích hợp sẽ giúp cơ thể có thêm sức khỏe, tâm lý thoải mái, đầu óc sáng suốt tạo ra nhiều của cải (vượng tài), sinh sản nuôi dạy con cái (vượng đinh). Trái lại, nó sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, đầu óc kém thông minh, sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

Nếu như cơ thể người được cấu tạo bởi các đường kinh mạch (gồm cả khí mạch theo Đông y và huyết mạch theo Tây y) cùng các cơ quan cơ thể như miệng, mũi, tai, tim… thì căn nhà chúng ta sinh sống cũng như vậy. Nó được cấu tạo nên bởi đường đi lối lại dẫn khí (năng lượng và không khí thở) cùng các cấu trúc chức năng khác như cửa, cửa sổ, bếp, phòng khách, phòng ngủ, khu vệ sinh. Tất cả hợp thành hệ thống hoàn chỉnh tương tác lẫn nhau.

Khi các cơ quan trong cơ thể mất cân bằng thì người sẽ mệt mỏi, bệnh tật ốm đau có thể tử vong. Tương tự, khi các bộ phận hợp thành ngôi nhà không có được kết cấu hợp lý và thuận tiện sẽ tạo ra sai lệch trong khí trường. Căn nhà đó cũng thiếu sức sống thậm chỉ bị coi là nhà chết (tử trạch).

Con người sinh sống không thể tách rời môi trường. Môi trường và con người có tác động qua lại. Phong thủy học chính là bộ môn nghiên cứu về mối quan hệ này.

(Theo Phongthuy)