Nên cúng giao thừa lúc mấy giờ?

Nhiều người còn băn khoăn không nên nên cúng giao thừa lúc mấy giờ? Giờ nào tốt? Cách cúng giao thưa như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn.

1. Cúng giao thừa vào mấy giờ?

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây được coi là thời khắc thiêng liêng bởi theo quan niệm truyền thống đó là khi đất trời giao hòa, âm dương gặp gỡ, mọi điều xấu được rũ bỏ, dành chỗ cho những điều tốt đẹp bừng lên. Vạn vật từ đó mà bừng lên sức sống mới, nguồn năng lượng mới để sẵn sàng đón nhận những thử thách mới.

Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, mang ý nghĩa trừ tà xua ma, đón nhận những điều tươi sáng và hy vọng. Lễ cúng giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong Tết Nguyên Đán, bao gồm hai lễ là lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời.

Giao thừa là thời khắc mà Đất Trời giao hòa, Âm Dương gặp gỡ để vạn vật bừng lên sức sống mới. Lễ cúng giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ Tịch) được cử hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30, sang giờ Tý mở đầu ngày Mồng một Tết. Bao gồm hai lễ cúng là: Cúng trong nhà và cúng ngoài trời.

“Cúng giao thừa vào mấy giờ, cúng giao thừa ngoài trời vào thời điểm nào” – rất nhiều người có thắc mắc này. Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng giao thừa được cử hành vào giờ Tý (11 giờ đến 1 giờ).

Khoảng thời gian này bao hàm một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới, quan đương niên cũ giao lại công việc, quan đương niên mới tiếp nhận.

Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ cúng tổ tiên ở trong nhà và cỗ cúng ngoài trời để cúng các quan thần linh.

Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới đến lễ cúng giao thừa trong nhà.

2. Cúng giao thừa như thế nào?

Để tiến hành cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng gồm các lễ vật: hương, đèn/nến, trà, tửu, hoa, quả, cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy điều kiện của gia đình. Mâm cúng giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng giao thừa trong nhà nhưng cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.

Vào đúng giờ Tý (23 giờ ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà. Nếu gia đình ở chung cư, đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở. Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.

Mâm cúng giao thừa trong nhà cũng bao gồm những lễ vật như mâm cúng ngoài trời. Ngoài ra còn có mâm ngũ quà, trầu cau, tiền vàng, bánh kẹo, mứt tết. Mâm cỗ mặn sẽ đặt bên dưới bàn thờ hoặc ở bàn khác, không bày lên bàn thờ.

Sau khi cung kính bày lễ, đặt xong mâm cúng, người lớn tuổi nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, xúc miệng rượu thơm, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính lễ Giao thừa trong nhà, khấn thần linh và mời tiền nhân về ăn Tết cùng con cháu.

Lễ cúng giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới Kỷ Hợi nhiều phúc lộc, bình an.

3. Những lễ vật không thể thiếu khi cúng giao thừa

Nên cúng giao thừa lúc mấy giờ?

Mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời thường gồm các lễ vật như hương, các loại hoa quả, hoa tươi, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống luộc (hoặc thủ lợn luộc), xôi, bánh chưng (hoặc bánh tét), rượu (rượu trắng hoặc rượu vang đỏ) và một số món ăn truyền thống ngày Tết khác (tùy chọn).

Đồ cúng giao thừa trong nhà thường bao gồm các món ăn mặn ngày Tết như bánh chưng (bánh tét), giò chả, xôi gấc, thịt gà luộc, hương, hoa, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia (hoặc thêm các loại đồ uống khác), các món ăn mặn ngày Tết khác.

Nếu các gia đình chưa có điều kiện để chuẩn bị được một mâm cơm cúng giao thừa đầy đủ thì có thể thành tâm chuẩn bị mâm cơm gồm trầu cau, hoa quả, xôi, gà, rượu là được.