Bí ẩn việc xác các nhà tu không bị mục nát: Khoa học đã có lý do?

Cho đến nay, việc vì sao xác các nhà tu không bị mục nát dù trải qua hàng chục, hàng trăm năm dù không phải bảo quản cầu kỳ vẫn là một bí ẩn khiến nhiều người tò mò.

Bằng chứng về việc xác các nhà tu không bị mục nát

  

Phương Đông

 
Cho đến nay, người ta ghi nhận rất nhiều trường hợp xác các nhà tu không bị mục nát dù không được bảo quản ở điều kiện đặc biệt nào.

Tại Trung Quốc, vào năm thứ hai của Đường Huyền Tông nhà Đường (713), vị Lục tổ Huệ Năng của phái Thiền tông viên tịch nhưng đến nay nhục thân của ông không hề bị hư hại gì. Suốt hơn 1.200 năm qua, nhục thân của ông vẫn được bảo quản tốt bất chấp thời tiết ở Quảng Đông vô cùng nóng nực vào mùa hè.

 
Vào thời đại Đường, sau khi Hoàng tử của Tân La Quốc vào núi Cửu Hoa để tu hành, ông lấy đức hiệu Kim Kiều Giác, Pháp hiệu Thích Địa Tạng. Sau khi ông viên tịch vào năm Đường Đức Tông thứ 19 khoảng 3 năm, các đệ tử của ông mở bình chôn và thấy thân thể ông mềm như bông, dung mạo như người còn sống, khớp xương phát ra tiếng kêu như khóa vàng. 
 
Vào năm Quang Hưng thứ tám của nhà Thanh (1882, năm Nhâm Ngọc), hòa thượng Đức Phong của chùa Liên Hoa ở huyện Đồng Lăng, tỉnh An Huy viên tịch. Mười năm sau, người ta mở quan tài ra và kiểm tra thì thấy ngoại hình của hòa thượng Đức Phong vẫn giống y như còn sống. Điều đặc biệt hơn là móng tay của ông rất dài và tóc ông còn mọc ra. 
 
Theo ghi chép của người triều nhà Thanh, xưa kia ở cung Bách Tuế trên núi Cửu Hoa có thờ một thân thể nhà sư trăm tuổi tọa hóa (chỉ hòa thượng ngồi chết). Một bàn tay của nhục thân này còn nâng cao lên ngang tầm mày. Người ta kể lại rằng, có lần ở chùa Hóa Thành xảy ra vụ hỏa hoạn, đột nhiên nhục thân này đã giơ một tay lên và làm động tác nhìn ra xa, ngọn lửa trong chùa vụt tắt ngay lập tức. Kể từ đó, bàn tay đó cứ duy trì tư thế này.
 
Vì sao nhục thân của các nhà tu không bị mục nát
 Nhục thân của thiền sư Huệ Năng tồn tại cả nghìn năm (Wikipedia)

Phương Tây

Sau 30 năm thánh Bernadette, Lourder, Pháp qua đời, vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, không bị tác động gì bởi thời gian. 
 
Bác sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được: “Cỗ quan tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi. Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục yêu thích của bà không hề có mùi xú uế. Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài.

Đầu của bà nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo”.

Gia đình của Thánh Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài cho bà. Di hài của bà được đặt vào một vị trí mới sâu trong nhà mồ.

 
Vào năm 1913, Giáo hoàng Pius 10 phong Thánh cho Bernadette và mộ của bà lại được mở ra một lần nữa để thực hiện các nghi lễ cần thiết. Việc này bị gián đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn.
 
Năm 1925, một lần nữa, Bernadette được Giáo hoàng Pius 11 phong Thánh. Lần thứ ba, mộ Bernadette được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi người chiêm ngưỡng và quàn tại nhà nguyện ở Nhà thờ Lourder cho đến bây giờ.
 
Ngoài trường hợp trên, các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh “nhục thân bất hoại”. Thánh Jean Marie Baptiste Vieanney (1786-1859) được khai quật năm 1904, xác cũng còn nguyên vẹn. 

Xem thêm: Hình thức ướp xác tiến tới nhập cõi Niết Bàn của Phật giáo

Vì sao xác các nhà tu không bị mục nát?

 

Theo tôn giáo

Để thực hiện việc ướp xác thông thường, chúng ta phải loại bỏ sạch các cơ quan nội tạng và sử dụng các loại hương liệu, thuốc, hóa chống để chống phân hủy, thế nhưng xác của các vị tu hành trên đây đều không dùng biện pháp này, chúng ở trạng thái tự nhiên không qua quá trình xử lý nhân tạo.

Việc thi thể có thể tồn tại hàng trăm hàng nghìn năm mà không bị phân hủy dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên được gọi là nhục thân bất hoại (incorruptible body).

Vậy vì sao các tăng nhân và đạo sĩ của hai trường phái Phật và Đạo, hoặc các tu sĩ, nữ tu của Tây phương, thông qua các phương pháp tu hành khác nhau có thể đạt đến trạng thái nhục thân bất hoại?

 
Hiện tượng nhục thân bất hoại đến nay còn là bí ẩn
 

Các tài liệu tôn giáo nhìn chung đều cho rằng hiện tượng thi thể các vị thánh, cao tăng đạt tới mức không bị phân hủy là do sức mạnh siêu nhiên, hoặc tu luyện đến độ gột rửa sạch mình.

Mục đích của tu tập là để thân, tâm thanh tịnh, có thể hấp thu năng lượng của đất Trời, ít tiếp xúc với những ô nhiễm của thế giới bên ngoài nên khi qua đời liền hình thành trạng thái tồn tại đặc biệt, không bị vi khuẩn xâm hại hay phân giải như người bình thường khác.

Ở Nhật Bản gần gây cũng có các nhà tu hành áp dụng phương pháp tự biến thành xác ướp mà không hề sử dụng bất cứ kỹ thuật. Phương pháp này được họ đặt tên Sokushibutsu.

Theo đó, các nhà tu hành sẽ luyện chế độ ăn uống, tu hành đặc biệt. Họ chọn ngày giờ để viên tịch và chỉ dẫn cách, nơi tống táng bản thân.

Ở vùng Yamagata, Bắc Nhật Bản có khoảng 16-24 xác “tự ướp” theo phương pháp trên được tìm thấy. Điều này cho thấy thông qua việc tu luyện thân thể, nâng cao đạo đức tinh thần, có thể cải thiện tốt các chức năng của cơ thể vật chất, chuyển hóa chúng để khi chết đi xác của họ không bị bất cứ yếu tố nào xâm hại.

Có thể thấy, những bí ẩn của thân thể con người vượt ra ngoài những lý giải thông thường, đến nay việc tu hành còn tồn tại những điều bí ẩn nằm ngoài phạm trù khoa học, vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta.
 

Theo khoa học

 
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng vì sao xác các nhà tu không bị mục nát, nhưng theo một hướng khác. Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện.
 
Bằng chứng mà các nhà khoa học đưa ra là xác ướp tự nhiên 5.000 năm tuổi của một người đàn ông Celt tìm thấy trên dãy Apls, Áo. Xác ướp nguyên vẹn do vô tình được bảo quản bởi lớp băng giá trên đỉnh núi cao.

Hoặc những xác ướp của người và động vật có độ tuổi 5.500 năm, được tìm thấy trong các vùng đầm lầy tại Bắc Âu, Anh Quốc, Ireland, còn nguyên do môi trường đầm lầy có tính acid, yếm khí, vô hình trung đã tiêu diệt vi khuẩn.

 
Giới khoa học Nga đang sử dụng các phương tiện phân tích hiện đại nhất để tìm hiểu hiện tượng bất hoại của đại sư Itigelov. Họ giả thiết rằng, có thể trong quá trình tu hành, khổ luyện, ông đã sử dụng những loại hóa chất có sẵn trong tự nhiên, theo một quy trình bí mật nào đó, có thể thông qua việc ăn uống hàng ngày để thanh tẩy cơ thể theo một cách nào đó rất khoa học.

Nhờ vậy mà xác của ông không bị nhiễm khuẩn, không bị phân hủy như những người bình thường khác dù trong điều kiện không cần dùng chất bảo quản nào cả. Để chứng minh được giả thiết này, các nhà khoa học cần rất nhiều tài liệu liên quan đến quá trình tu luyện của các đại sư, nhưng điều này luôn được giữ tuyệt mật và gần như không thể tiếp cận.

 

Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại một cách rõ ràng với những bằng chứng cụ thể vì thế tất cả vẫn đang là giả thiết mà thôi.

(Tổng hợp)